13:25 +07 Thứ ba, 19/03/2024

GIỚI THIỆU

Ban chấp hành Hội

Thông báo danh sách Ban chấp hành Hội Nhịp Tim Học TP. HCM nhiệm kỳ I (2011-2016)Theo quyết định về việc thành lập Hội Nhịp Tim Học TP. HCM, tôi xin trân trọng thông báo tới toàn thể thành viên của hội Hội Nhịp Tim Học TP. HCM nói riêng và các hội liên quan khác danh sách ban chấp hành Hội Nhịp Tim...

TIÊU ĐIỂM

    LIÊN KẾT





    Trang nhất » Tin Tức » TRƯỜNG HỢP LÂM SÀNG

    Rối loạn nhịp trong bệnh tim bẩm sinh ở người lớn

    Thứ ba - 08/05/2012 19:09
    TS BS Tôn Thất Minh
                                                                                                      BV Tim Tâm Đức
     
    Ca lâm sàng
    BN nam 24 tuổi tiền căn phẫu thuật đóng thông liên thất và cắt bỏ phần phễu ĐM phổi, sửa van ĐMP năm 14 tuổi. Cách 4 năm, BN bắt đầu có những cơn hồi hộp cảm giác tim đập nhanh và có 2 cơn choáng gần ngất khi đang lái xe, ngưỡng gắng sức cũng giảm dần. BN đã vào viện kiểm tra và ghi nhận được cơn nhịp nhanh thất trên Holter ECG
    Thăm khám tim mạch ghi nhận tăng động vùng trước thất phải, nhịp tim đều với T2 tách đôi rộng, âm thổi tâm thu 4/6 và âm thổi tâm trương 1-2/6 bờ trái xương ức. Gan to nhẹ
    ECG nhịp xoang với block nhánh phải không hoàn toàn (QRS 110ms)
    Siêu âm tim cho thấy tắt nghẽn buồng tống thất phải mức độ trung bình, hở van ĐM phổi trung bình và dãn nhẹ thất phải
    ECG gắng sức ghi nhận ngoại tâm thu thất xuất hiện nhiều khi gắng sức tiến triễn thành nhịp nhanh thất đơn dạng tần số 260 l/ph, dạng block nhánh trái, trục hướng xuống dưới,  kéo dài 6 phút, Bn cảm giác choáng váng trong cơn.  Lượng O2 đỉnh tiêu thụ 18 ml/kg/phút 
    Khảo sát điện sinh lý được thực hiện nhưng không khởi kích được cơn nhịp nhanh nào từ thất và từ nhĩ
     
    Giới thiệu
    Rối loạn nhịp là di chứng lâu dài thường gặp nhất của bệnh tim bẩm sinh (xảy ra ở 18-20% người lớn bị tim bẩm sinh). Hơn nữa, loạn nhịp cũng là nguyên nhân gây đột tử thường gặp nhất của bệnh tim bẩm sinh ở người lớn (gấp 2 lần suy tim). RLN  xảy ra ở cả  BN không phẫu thuật hoặc đã phẫu thuật.
    Thảo luận về RLN trong bệnh tim bẩm sinh thường xoay quanh  3 vấn đề:
      -Điều trị và quản lý lâu dài BN đã có RLN
      -Xác định nguy cơ đột tử do RLN
      -Phòng ngừa xảy ra RLN
     
    Điều trị BN đã có loạn nhịp:
        Nguy cơ xuất hiện RLN kết hợp với bệnh tim bẩm sinh tăng dần theo tuổi (khoảng 22% lúc 40 tuổi và 40 % lúc 55 tuổi). Hơn 40% BN với bệnh Ebstein; phẫu thuật Fontan sữa chữa nhĩ phải-ĐM phổi ; phẫu thuật Senning trong hoán vị đại ĐM, đóng thông liên nhĩ ở tuổi thiếu niên thường xuất hiện nhịp nhanh trên thất. Tần suất RLN cũng cao hơn trong những trường hợp phải thẫu thuật lại khi có luồng thông tồn lưu gây rối loạn huyết động, điều này cho thấy rối loạn nhịp cũng phản ánh một tình trạng rối loạn huyết động . Mặc dù nhịp nhanh thất thường nhận được sự quan tâm nhiều hơn do khả năng gây đột tử nhưng rối loạn nhịp trên thất xuất hiện thường xuyên hơn gấp 4 lần và cũng làm tăng có ý nghĩa tử suất, tỉ lệ suy tim, đột quỵ
     
        Những bệnh tim bẩm sinh khác nhau thường kết hợp với những dạng rối loạn nhịp khác nhau. Muốn khảo sát một rối loạn nhịp thì trước tiên phải xác định được cơ chế gây loạn nhịp. Nhịp nhanh trên thất liên quan tới sự hiện diện của đường phụ (hội chứng WPW) thường có ở những BN có bất thường ở vòng van nhĩ thất (vd: bệnh Ebstein). Các rối loạn nhịp nhĩ tiên phát thường do bất thường bẩm sinh của sự sắp xếp các dãy cơ sợi trong nhĩ, hoặc là hậu quả của việc tạo những đường rạch trên cơ tim khi phẫu thuật tim, hoặc do sự kéo dãn các cơ sợi do bất thường huyết động lâu ngày
    Nhịp nhanh thất cũng thường xuất hiện trong các trường hợp sau mổ tim mà có xẻ tâm thất hoặc có miếng vá trên tâm thất như tứ chứng Fallot, thông liên thất, bất thường đại động mạch. Vòng vào lại được tạo thành do có sự khác nhau về tốc độ dẫn truyền giữa vùng cơ tim bình thường và vùng cơ tim có đường rạch hay miếng vá. Những yếu tố dự báo cho sự xuất hiện nhịp nhanh thất bao gồm tuổi lớn ở thời điểm phẫu thuật, thời gian phẫu thuật kéo dài, tăng áp phổi do hẹp buồng tống thất phải, dãn thất phải do bệnh lý van động mạch phổi, giảm phân suất tống máu, QRS kéo dài trên 180ms.
     
         Sự hiện diện của một rối loạn nhịp trên bệnh tim bẩm sinh gây rối loạn huyết động và nguy cơ đột tử nên đòi hỏi điều trị phải nhanh chóng. Những tổn thương bẩm sinh mà khi kết hợp với rối loạn nhịp có nguy cơ cao nhất bao gồm bệnh tim bẩm sinh tím, bệnh Ebstein có kèm shunt ở tầng nhĩ, tâm thất độc nhất, chuyển dòng nhĩ trong sửa chữa tạm thời hoán vị đại động mạch, bệnh cơ tim phì đại và các tổn thương gây tắc nghẽn đường ra tâm thất. Sự xuất hiện của một rối loạn nhịp trên những BN này cần được xem như như là một tình huống đe dọa tính mạng và cần phải điều trị khẩn cấp.
     
         Cơ bản của điều trị khẩn cấp RLN trên bệnh tim bẩm sinh là nhanh chóng nhận ra có RLN, đánh giá tình trạng huyết động, nhận diện các yếu tố nguy cơ cao đã kể ở trên, chẩn đoán cơ chế rối loạn nhịp. Việc điều trị cấp cứu bao gồm kiểm soát tần số thất và cắt cơn nhịp nhanh.Ở những BN bệnh tim bẩm sinh, việc nhận ra vấn đề RLN thường khó thăn do các triệu chứng  hiện diện một cách khá mơ hồ, BN thay vì than phiền về các triệu chứng hồi hộp hay tim đập nhanh thì lại thường than phiền về tình trạng nặng lên của suy tim, mệt mỏi, đau bụng, ói, chóng mặt xây xẩm, ngất. Sự hiện diện của một nhịp tim nhanh trên 100 l/ph ở một BN lớn tuổi có tiền căn phẫu thuật tim bẩm sinh nên được nghi ngờ là một cơn nhịp nhanh cho đến khi có bằng chứng chứng minh ngược lại. Sự hiện diện của Block AV 2:1 hay cao hơn nữa thể gây khó khăn cho việc nhận ra một cơn nhịp nhanh nhĩ. đặc biệt khi có sự hiện diện của suy tim sung huyết. Nhịp nhanh kéo dài hơn 48 giờ (hoặc không rõ thời gian) làm tăng nguy cơ hình thành huyết khối và tiềm tàng khả năng thuyên tắc khi tiến hành shock điện chuyển nhịp, điều này đòi hỏi vai trò của SA tim qua thực quản. Ở những trường hợp BN chắn chắn có nguy cơ cao, rối loạn huyết động xảy ra khi trải qua cơn nhịp nhanh thì shock điện ngay là cần thiết, bỏ qua nguy cơ huyết khối. Trong  trường hợp BN ổn định mà có phát hiện được huyết khối trong buồng tim thì có thể dùng kháng đông ít nhất 3 tháng, kiểm soát nhịp bằng thuốc sau đó có thể thử shock điện chuyển nhịp.
     
          Điều trị nhịp nhanh bắt đầu bằng quyết định chỉ kiểm soát tần số thất hay cần thiết phải chuyển nhịp. Trong nhiều trường hợp thì kiểm soát tần số thất là bước đầu tiên sau đó mới chuyển nhịp. Các phương pháp điều trị bao gồm thuốc, máy tạo nhịp và chuyển nhịp trực tiếp. Kiểm soát nhịp bằng thuốc ức chế kênh Calcium hay Esmolol là phương pháp tạm thời để cải thiện huyết động trong khi chờ đợi cho một điều trị xa hơn. Hai nguy cơ tiềm tàng khi trì hoãn chuyển nhịp là làm suy tim nặng hơn và việc sử dụng một số loại thuốc có thể làm kéo dài đoạn QT dẫn đến rối loạn nhịp thất. Chuyển nhịp bằng thuốc có thể tiến hành với Adenosine, Ibutilide, Amiodarone, Procainamide hay Lidocain tùy thuộc vào cơ chế gây ra RLN. Kích nhịp vượt tần số vào tâm nhĩ qua đường tĩnh mạch hoặc qua điện cực thực quản cũng là một phương pháp chuyển nhịp hiệu quả với các RLN do vòng vào lại ở tầng nhĩ. Shock điện chuyển nhịp là phương pháp được lựa chọn trong trường hợp huyết động không ổn định hoặc thất bại với điều trị dùng thuốc ban đầu. Việc đặt miếng dán shock điện ở phía trước và phía sau tỏ ra có hiệu quả hơn trong trường hợp rối loạn nhịp nhĩ mà có tâm nhĩ quá to (như trường hợp tâm thất độc nhất, Ebstein…)
     
      Sau khi chuyển nhịp thành công, điều trị nội khoa tối ưu suy tim sung huyết và ổn định huyết động là rất cần thiết đặc biệt là trong trường hợp RLN là hậu quả của một tình trạng rối loạn huyết động lâu dài. Và ở các BN với rối loạn nhịp nhĩ thì cần thiết phải dùng kháng đông lâu dài để làm giảm thiểu nguy cơ tạo huyết khối trong buồng nhĩ. Các thuốc ức chế dẫn truyền qua nút nhĩ thất (ức chế beta, ức chế Ca, Digoxin) và/hoặc các thuốc chống loạn nhịp có thể dùng lâu dài tùy thuộc vào tình trạng huyết động, tần số cơn và khả năng chịu đựng của BN.Sotalol và Dofetilide cho thấy hiệu quả trong nhịp nhanh nhĩ. Amiodarone cũng cho thấy hiệu quả trong việc làm giảm số cơn tái phát nhưng đồng thời cũng làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ trên tuyến giáp, gan, phổi. Vì lý do này mà việc sử dụng Amiodarone lâu dài nên được hạn chế, dùng liều thấp nhất có hiệu quả và theo dõi sát các tác dụng phụ.
     
        BN với tình trạng huyết động cho phép và nhịp nhanh nhĩ có thể điều trị bằng cắt đốt điện sinh lý với tỉ lệ thành công 50 – 85%. Với nhịp nhanh nhĩ, cắt đốt điện sinh lý đặc biệt có hiệu quả trong trường hợp sửa chữa hoán vị đại động mạch, hoặc các tổn thương không phức tạp như sửa chữa thông liên nhĩ, thông liên thất. Hiệu quả tuyệt vời của cắt đốt điện sinh lý đã được báo cáo bởi nhiều tác giả.
     
         Khi có rối loạn huyết động hoặc các BN có tâm nhĩ phì đại hoặc dãn rộng quá mức, như trường hợp phẫu thuật Fontan nối tâm nhĩ-ĐM phổi, thường có sự hiện diện của nhiều vòng vào lại nên tỉ lệ tái phát sau cắt đốt là hơn 60%. Hơn nữa, ở những BN này cắt đốt một vùng rộng có thể gây ra di chứng rung nhĩ hoặc làm xấu hơn tình trạng huyết động. Ở các BN trải qua phẫu thuật Fontan, cần thiết phải đánh giá chức năng bằng các trắc nghiệm gắng sức và sinh hóa bao gồm chức năng gan, albumine máu (phát hiện bệnh mất protein qua ruột) hỗ trợ thêm cho siêu âm tim và thông tim để quyết định thời điểm tiến hành thủ thuật. Máy tạo nhịp cũng có ý nghĩa làm giảm tần số cơn nhịp nhanh tái diễn, (đặc biệt ở những BN sửa chữa tâm nhĩ trong hoán vị đại động mạch), cho phép sử dụng các thuốc chống loạn nhịp mà không lo ngại làm chậm nhịp trầm trọng. Ở những BN có nguy cơ đột tử cao (như sữa chữa hoán vị đại động mạch), ICD cũng cần xem xét chỉ định.
     
           Can thiệp phẫu thuật điều trị RLN hoặc đặt máy tạo nhịp đã cho thấy hiệu quả và tỉ lệ thành công cao trên một số BN chọn lọc với nhịp nhanh nhĩ hay rung nhĩ (phẫu thuật này thường được thực hiện kết hợp với phẫu thuật sữa chữa khiếm khuyết). Ở BN đã làm phẩu thuật Fontan trước đây với phương pháp nhĩ-phổi hay tạo đường nối bên ,trung tâm của chúng tôi và một số trung tâm khác đã báo cáo về kết quả của phẫu thuật chuyển sang nối tắt ngoài tim tĩnh mạch chủ với động mạch phổi kết hợp với phẫu thuật điều trị RLN và đặt máy tạo nhịp cho hơn 175 BN. Tử vong khi phẫu thuật ít hơn 1% mặc dù có khoảng 7% phải ghép tim sau đó. Trên BN có vòng vào lại lớn ở tâm nhĩ phải, phẫu thuật maze hoặc maze biến đổi đã cho thấy làm giảm tỉ lệ tái phát hơn 10% sau 4 năm theo dõi. Áp dụng phẫu thuật maze vào điều trị rung nhĩ, chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào tái phát nhưng có khoảng 15-20% chuyển thành nhịp nhanh nhĩ tái diễn. Tuy nhiên nhịp nhanh nhĩ này có khuynh hướng đáp ứng tốt với cắt cơn bằng tạo nhịp vượt tần số hoặc sử dụng thuốc chống RLN. Phẫu thuật sửa chữa RLN đòi hỏi sự chọn lọc BN và đánh giá tiền phẫu kĩ lưỡng. Những BN suy đa cơ quan, suy tim nặng, hay bệnh lý ruột gây mất protein không phải là đối tượng tốt cho phẫu thuật mà nên xem xét chỉ định ghép tim.
     
          Việc tiếp tục điều trị BN sau khi qua giai đoạn cấp đòi hỏi những phương pháp chuyên sâu hơn. Những BN có tổn thương tắt nghẽn hay trào ngược có ý nghĩa cần thiết phải can thiệp phẫu thuật sửa chữa, BN có suy chức năng thất trái nặng thì nên xem xét chỉ định CRT hoặc ghép tim. Cắt đốt điện sinh lý cho các trường hợp nhịp  nhanh thất có huyết động tốt có tỉ lệ thành công gần 60-75%, tuy nhiên do nguy cơ tái phát , ICD cũng là cần thiết. Cắt đốt điện sinh lý trong khi phẫu thuật cũng hợp lý cho các trường hợp đã định vị chính xác vị trí ổ tạo nhịp trước phẫu thuật, tuy nhiên tỉ lệ thành công trong nhanh thất chỉ khoảng 50-60%, vì vậy cấy ICD được ưa chuộng hơn. Nếu chưa định vị được vòng vào lại thì phương pháp này không được khuyến cáo.
     
    NGUY CƠ ĐỘT TỬ DO LOẠN NHỊP
    Đột tử xảy ra sau sửa chữa các dị tật tim bẩm sinh vào khoảng 1/1000 bệnh nhân năm, nguy cơ tăng dần với thời gian hậu phẫu dài hơn. Các trường hợp tử vong muộn do bệnh lý tim mạch trên những bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh vào khoảng 65-75% và đột tử do tim xảy ra khoảng 22-26%. Đột tử do loạn nhịp tim chiếm 52-84%, tiếp theo là do suy tim, cơn tăng áp phổi, bóc tách động mạch chủ và nhồi máu cơ tim. Hẹp động mạch chủ, Hẹp eo động mạch chủ, Chuyển vị đại động mạch, Tứ chứng Fallot là những bệnh lý có nguy cơ cao nhất gây đột tử do loạn nhịp, chiếm khoảng 90% các trường hợp đột tử. Bệnh Ebstein, Tâm thất độc nhất, Thông liên thất, Thông liên nhĩ cũng có nguy cơ đột tử. Trong trường hợp đột tử do loạn nhịp, người ta ghi nhận có cả rối loạn nhịp nhanh và rối loạn nhịp chậm; loạn nhịp thất chiếm phân nửa trường hợp, loạn nhịp chậm chiếm 20%.
    Khoảng 60% bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh đột tử đã trải qua phẫu thuật sửa chữa dị tật. Bệnh cơ tim phì đại có nguy cơ đột tử do loạn nhịp, yếu tô nguy cơ bao gồm: gen, độ dày vách liên thất, mức độ hẹp buồng tống thất trái, tiền sử gia đình có người đột tử, có nhịp nhanh thất trên monitor, tụt huyết áp khi gắng sức và tiền sử có ngất. Y văn có khuyến cáo chỉ định đặt Máy khử rung cấy được (ICD) dựa trên độ dày của vách liên thất. Ở bệnh nhân đã phẫu thuật, rối loạn huyết động, thất phải đóng vai trò tuần hoàn hệ thống, rối loạn nhịp trên thất hoặc thất góp phần quyết định nguy cơ đột tử. Rối loạn huyết động như hở phổi nặng, nghẽn buồng tống thất, tắt nghẽn động mạch vành, và rối loạn chức năng thất làm tăng nguy cơ đột tử. Như vậy, phẫu thuật hoặc can thiệp sửa chữa sớm sẽ làm giảm các rối loạn huyết động, có thể là một yếu tố quan trọng giảm nguy cơ đột tử. Rối loạn huyết động lâu dài là rối loạn chức năng cả hai thất, sự hình thành các mảng sẹo điện học (electrical scar) do cơ tim bị kéo căng (stretch), xơ hóa, tăng áp; các yếu tố đó tiềm ẩn nguy cơ loạn nhịp.
    Nguy cơ đột tử bao gồm: rối loạn chức năng tâm thất, tăng BNP (>491pg/ml), tim to (tỉ lệ tim/lồng ngực >0.6), phức bộ QRS dãn rộng (>180ms), QT thay đổi trên 60ms so với mức bình thường, tiền sử có loạn nhịp, ngất, ngưng tim được cứu sống. Các bất thường trên điện tâm đồ, theo dõi điện tâm đồ 24 giờ cũng góp phần xác định nguy cơ đột tử. Trong theo dõi của Garson, 57% bệnh nhân đột tử có bằng chứng rối loạn nhịp tim trên monitor trong 1nămtrước đó. Tương tự, sự xuất hiện của ngoại tâm thu thất, hoặc số lượng ngoại tâm thu thất tăng dần trên Holter ECG cần phải theo dõi kỹ các thay đổi về huyết động, chỉ định thuốc chống loạn nhịp để điều trị các ngoại tâm thu thất.
    Vai trò của khảo sát điện sinh lý trong việc xác định nguy cơ đột tử vẫn đang còn nghiên cứu. Khảo sát điện sinh lý ích lợi định hướng điều trị cho những bệnh nhân loạn nhịp kéo dài hoặc có triệu chứng như ngất. Các dữ liệu này được ngoại suy từ việc tiến hành các kích thích thất ở bệnh nhân không có triệu chứng, xác định loạn nhịp kéo dài hay không kéo dài, tình trang huyết động, và mức độc nguy cơ loạn nhịp liên quan đến từng tổn thương khác nhau của dị tật tim bẩm sinh. Các nghiên cứu cho thấy giá trị tiên lượng của Khảo sát Điện sinh lý được tiến hành trên những bệnh nhân có triệu chứng, có loạn nhịp tim, và/hoặc rối loạn huyết động, đối với nhóm bệnh nhân không triệu chứng, không có loạn nhịp và huyết động ổn định.  Tuy nhiên, đối với nhóm nguy cơ cao như bệnh nhân có sửa chữa tâm nhĩ trong Chuyển vị đại động mạch và Tứ chứng Fallot/Thất phải hai đường ra/Không lổ van Động mạch phổi, hiện có nghiên cứu đa trung tâm xác định lợi ích của các tầm soát xâm lấn. Bệnh nhân có tiền sử rối loạn nhịp thất kéo dài hoặc ngưng tim thường được chỉ định đặt máy phá rung cấy được, thậm chí sau khi đã cắt đốt điện sinh lý hoặc can thiệp phẫu thuật. Việc thực hiện kích thích thất để xác định nguy cơ loạn nhịp ở những bệnh nhân không có rối loạn nhịp thất, không có ngưng tim trước khi phẫu thuật vì rối loạn huyết động ngày càng tăng. Huyết động trước phẫu thuật ổn định thường sẽ giảm được nguy cơ rối loạn nhịp thất sau phẫu thuật. Một tiếp cận khác đó là nghiên cứu những bệnh nhân đã trước khi đặt máy khử rung cấy được. Những bệnh nhân nguy cơ cao đã đặt máy tạo nhịp hoặc xem xét lại chỉ định có thể điều trị tối ưu bằng tạo nhịp thất, đặt máy khử rung cấy được cho những bệnh nhân khởi kích được rối loạn nhịp thất kéo dài. Những tiến bộ không ngừng của máy khử rung cấy được về mặt kỹ thuật, mức độ tin cậy, giá thành, kích thước có tạo ra những ứng dụng rộng rãi cho bệnh nhân tim bẩm sinh.
    Block nhĩ thất hoàn toàn hoặc tiến triển là một yếu tố nguy cơ đã được xác định gây nên đột tử và được giảm xuống do sử dụng máy tạo nhịp, tuy nhiên số bệnh nhân nguy cơ  này còn ít do block xuất hiện muộn, hầu hết bệnh nhân có rối loạn dẫn truyền sau phẫu thuật tim. Bệnh nhân có hội chứng Down có nguy cơ xảy ra block muộn. Bất thường gen NKX 2.5 gây nên bệnh tim bẩm sinh, rối loạn dẫn truyền, bệnh cơ tim, đột tử. Việc tầm soát bệnh lý này đối với bệnh nhân có thông liên nhĩ hoặc block nhĩ thất độ 1, độ 2 có thể cung cấp dữ kiện về nguy cơ, tuy nhiên việc chỉ định đặt máy khử rung cấy được cho nhóm bệnh này chưa được khuyến cáo.
     
    PHÒNG NGỪA LOẠN NHỊP
    Bệnh nhân có bệnh tim bẩm sinh có nguy cơ rối loạn nhịp, việc điều trị những rối loạn nhịp này thường khó khăn và phức tạp. Những tổn thương về mặt giải phẫu ở tim đã được chứng minh là có nguy cơ gây loạn nhịp.  Bệnh tim bẩm sinh thường gây nên các rối loạn nhịp trên thất . Thí nghiệm trên chó cho thấy nhịp nhanh nhĩ có thể xuất hiện sau phẫu thuật có rạch tâm nhĩ. Rối loạn chức năng nút xoang có thể xảy ra sau phẫu thuật Fontan
     
    Bảng 15.3: Phòng ngừa loạn nhịp
    Biểu hiện                                 Can thiệp
    Đường dẫn truyền phụ           Khảo sát điện sinh lý trước phẫu thuật
                                                    Cắt đột đường phụ trước hoặc trong phẫu thuật
     
    Nhịp nhanh nhĩ do vào lại       Giảm thiểu, thay đổi hoặc tránh rạch nhĩ
                                                    Đánh giá trước phẫu thuật: kích cơn nhịp nhanh nhĩ,
    đặc biệt ở bệnh nhân phẫu thuật lại.
                                                    Cắt đốt vòng vào lại bằng phẫu thuật
                                                    Tránh nhịp chậm nhĩ, tạo nhịp sớm
     
    Nhịp nhanh do vòng vào lại    Nếu không xuất hiện, không cần điều trị dự phòng
    nhĩ thất (AVNRT)
     
    Rung nhĩ                                 Phẫu thuật bệnh lý hở van nhĩ thất trước
                                                    Phẫu thuật Maze đối với bệnh nhân cao tuổi, nguy cơ cao cần phẫu thuật
    thông liên nhĩ, hở van hai lá.
                                                    Tránh thủ thuật cắt đốt kéo dài ở bệnh nhân có nhiều vòng vào lại tại nhĩ?
     
    Nhịp nhanh thất                      Hạn chế đường rạch phẫu thuật tâmthất nếu có thể
                                                    Can thiệp phẫu thuật sớm đối với hở phổi /Tứ chứng Fallot
                                                    Khảo sát điện sinh lý kích cơn nhịp nhanh thất, xét chỉ định cắt đốt điện sinh lý,
                                                                phẫu thuật, hay đặt máy phá rung?
                                                    Tạo nhịp 2 buồng thất hoặc nhiều vị trí để cải thiện chức năng đồng bộ tâm thất.
     
    Rung thất                                Máy phá rung cấy được ở bệnh nhân phân suất tống máu thấp,
    hoặc bệnh nhân được xác định bất thường gen NKX 2.5
                                                    Tạo nhịp 2 buồng thất hoặc nhiều vị trí để cải thiện chức năng đồng bộ tâm thất.
     
    Nhịp chậm xoang                    Cần đánh giá khả năng tạo nhịp để chẩn đoán nhịp chậm,
                                                                đặt điện cực ngoại tâm mạc dự phòng
                                                    Tạo nhịp
     
    Block nhĩ thất                         Theo dõi bệnh nhân để phát hiện: block nhĩ thất sau phẫu thuật, block 2 bó,
    block 3 bó
                                                    Đặt điện cực ngoại tâm mạc dự phòng.
     
     
     
    Nguồn: Adult Congenital Heart Disease. Edited by Carole A. Warners @ 2009 American Heart Association.

    Tác giả bài viết: TS BS Tôn Thất Minh (BV Tâm Đức)

    Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá
    Click để đánh giá bài viết
    Từ khóa: nguy cơ, bệnh nhân

    Những tin mới hơn

    Những tin cũ hơn

     

    ĐĂNG NHẬP

    HỎI VÀ ĐÁP



    BÌNH CHỌN

    Theo bạn, website cần cải thiện mục nào?

    Tin tức

    Hỏi & đáp

    Thư viện ảnh

    Thư viện video

    Thư viện sách

    THỐNG KÊ

    Đang truy cậpĐang truy cập : 0


    Hôm nayHôm nay : 2665

    Tháng hiện tạiTháng hiện tại : 151209

    Tổng lượt truy cậpTổng lượt truy cập : 15281003